Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 17/2010/NĐ – CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, quy định:
“Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”
Bán đấu giá hay giao dịch thỏa thuận?
“Với 25 năm kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng khi thị trường đang sôi động và có nhu cầu cao đối với các loại tài sản thì người bán sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc bán đấu giá tài sản của mình. Ở chiều ngược lại, khi thị trường ảm đạm, người bán nên xem xét chọn phương án thỏa thuận cá nhân; tuy nhiên hình thức bán đấu giá vẫn cho phép người bán có thể bán tài sản của mình một cách nhanh chóng ở mức giá thị trường hiện tại ”
TGĐ VIICY – Ông Nguyễn Quang Hùng chia sẻ.
Các tài sản có thể bán đấu giá
Theo pháp luật thương mại quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, tài sản đưa ra bán đấu giá là hàng hóa, bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Theo pháp luật dân sự tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
Lợi ích khách hàng
Bảo mật thông tin
Tính pháp lý
Giá dịch vụ
Quý khách cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai Đề nghị bán đấu giá dưới đây kèm theo hồ sơ đầy đủ và bảng kê danh mục chi tiết tài sản yêu cầu bán đấu giá.
Hồ sơ tài sản bán đấu giá Quý khách cần cung cấp bao gồm
- Các giấy tờ về quyền sở hữu
Đối với động sản: giấy chủ quyền xe gắn máy, mô-tô, ô-tô, tàu, thuyền, …; tờ khai hàng hóa nhập khẩu, giấy phép vận hành (đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng).
Đối với bất động sản: hợp đồng mua bán, chuyển dịch nhà cửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai nộp thuế trước bạ, biên lai thu tiền sử dụng đất, họa đồ hiện trạng nhà đất, …
- Bản liệt kê mô tả chi tiết kèm theo tài sản bán đấu giá
- Chứng thư thẩm định giá, Biên bản định giá tài sản của hội đồng định giá (nếu có)
- Quyết định bán tài sản (nếu có)
Đối với tài sản của Cơ quan thi hành án dân sự phải kèm theo các văn bản sau đây:
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án kê biên tài sản để thi hành án.
- Quyết định thi hành án.
- Quyết định cưỡng chế thi hành án (nếu có).
- Quyết định kê biên tài sản bán đấu giá của Chấp hành viên.
- Biên bản định giá tài sản.
- Quyết định bán tài sản để thi hành án.
- Quyết định giải tỏa tài sản thế chấp (nếu có).
- Các giấy tờ liên quan khác.
Căn cứ vào văn bản đề nghị bán đấu giá của khách hàng, 8 công việc cán bộ Công ty sẽ triển khai
-
- Tiếp nhận hồ sơ
Nghiên cứu kỹ hồ sơ, kịp thời tư vấn, hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ bán đấu giá nếu còn thiếu. Phối hợp với phòng Kế toán – Tài vụ trong công tác soạn thảo các điều khoản chi tiết trong Hợp đồng bán đấu giá như (mức phí đấu giá, phí đăng báo, phương thức bán đấu giá, thời gian địa điểm tổ chức xem tài sản, nơi để tài sản, thời gian địa điểm bán đấu giá,……).
-
- Xây dựng lộ trình bán đấu giá đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng
Soạn thảo nội dung công văn gửi các phương tiện thông tin đại chúng về việc đưa tin bán đấu giá theo quy định của từng loại hình bán đấu giá. Nội dung đưa tin phải rõ ràng, mô tả cơ bản được danh mục hàng hoá, tài sản đem bán đấu giá, cơ quan có tài sản, thời gian và địa điểm (xem hàng, thu nhận hồ sơ đấu giá, tổ chức bán đấu giá). Trình Ban lãnh đạo Tổng công ty ký, gửi phòng Hành chính- Tổ chức để đăng tin theo quy định.
-
- Xây dựng quy chế, thông báo bán đấu giá tài sản
Soạn quy chế, thông báo và trình Phụ trách Phòng, Ban lãnh đạo Tổng công ty ký. Gửi Phòng Kế toán – Tài vụ, đơn vị có tài sản chuyển giao, niêm yết công khai tại Công ty và nơi để tài sản.
-
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ khách hàng tham gia đấu giá
Chủ trì thu nhận đơn, hồ sơ xin tham gia đấu giá của khách hàng, lập giấy biên nhận hồ sơ tham gia đấu giá của khách hàng, trong đó có thông báo cụ thể về thời gian địa điểm tổ chức đấu giá cho khách hàng. Phối hợp với phòng Kế toán – Tài vụ để thu tiền hồ sơ, tiền đặt trước của khách hàng tham dự đấu giá. Cuối ngày nhận đơn tổng hợp báo cáo kịp thời Ban lãnh đạo Tổng công ty về số lượng khách tham gia đấu giá, sau khi đã đối chiếu số liệu với phòng Kế toán – Tài vụ về các khoản đã nộp của khách hàng.
-
- Tổ chức phiên đấu giá
Phối hợp với phòng Hành chính- Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên đấu giá, chương trình, nội dung giấy mời các cơ quan liên quan tham dự đấu giá. Lập dự toán chi cho phiên đấu giá, tạm ứng tiền quyết toán thực tế theo phê duyệt của Ban lãnh đạo Tổng công ty. Tổ chức điều hành bán đấu giá, lập biên bản bán đấu giá và dự thảo Quyết định bán hàng trình Ban lãnh đạo Tổng công ty ký. Nếu có 1 khách hàng đăng ký đấu giá cho lô hàng phải làm công văn thông báo tới cho người uỷ quyền bán đấu giá về trường hợp này (Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 05/2005/NĐ-CP).
-
- Lập Báo cáo kết quả phiên đấu giá
Sau khi kết thúc phiên đấu giá lập báo cáo kết quả phiên đấu giá và chuyển biên bản bán đấu giá, Quyết định bán hàng cho phòng Kế toán – Tài vụ để thực hiện thanh toán trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng không trúng giá. Thông báo tới khách hàng trúng giá đến Công ty để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, tài sản và nộp tiền trúng giá theo quy chế đã ban hành. Trường hợp khách hàng trúng đấu giá từ chối mua hàng sau khi trúng đấu giá, soạn công văn báo cáo người uỷ quyền bán đấu giá và dự thảo quyết định để huỷ kết quả đấu giá.
-
- Bàn giao tài sản cho khách hàng trúng đấu giá
Ngay sau khi khách hàng trúng đấu giá nộp đủ tiền theo quy định liên hệ với người người uỷ quyền bán đấu giá tiến hành bàn giao tài sản và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng trúng giá.
-
- Thanh lý Hợp đồng
Chuyển Quyết định bán đấu giá và biên bản bàn giao tài sản cho khách hàng trúng đấu giá đến phòng Kế toán – Tài vụ để thông báo kết quả bán đấu và làm căn cứ để tiến hành thanh lý hợp đồng với khách hàng.